pccc-tai-ninh-binh
Liên hệ để được tư vấn miễn phí
0981 616 114

Hướng dẫn làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Hiện nay, tình hình cháy nổ diễn biến hết sức phức tạp với nhiều vụ cháy thương tâm gây thiệt hại về người và của. Trước tình hình trên, từ trung ương đến địa phương đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ về công tác phòng cháy chữa cháy.

Theo quy định, bất cứ hộ gia đình, hay một tổ chức nào đang kinh doanh đều phải có hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ sở. Tuy nhiên hâu hết các cơ sở không biết làm thế nào để xây dựng bộ hồ sơ phòng cháy chữa cháy đảm bảo theo quy định của pháp luật. Bài viết sau Hưng Thịnh Phát sẽ hướng dẫn về cách làm hồ sơ quản lý công tác PCCC và CNCH.

HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CƠ SỞ LÀ GÌ?

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở (Hồ sơ PCCC cơ sở) là một loại hồ sơ bắt buộc phải có đối với các cơ sở được quy định tại Phụ lục I  ban hành Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.

ho-so-phong-chay-chua-chay

Để soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đảm bảo theo yêu cầu đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là trong việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy. Đây là một loại hồ sơ đặc thù mà rất ít hộ kinh doanh, doanh nghiệp (cơ sở) nào cũng có thể tự làm được.

Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy là một trong những quy trình khó khăn nhất đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực PCCC thì mới tính toán được lược lượng, thiết bị phương tiện PCCC cần trang bị cho cơ sở, phương án giả định các tình huống cháy nổ xảy ra, phương án huy động lực lượng phương tiện, chỉ huy chữa cháy và xử lý các tình huống đặc trưng.

Kết hợp được hai điều kiện trên thì mới đạt yêu cầu để Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và CNCH kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện cho cơ sở.

HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY GỒM NHỮNG GÌ?

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 4, Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an, cụ thể như sau:

Điều 4. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy

  1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, gồm:
  2. a) Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
  3. b) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
  4. c) Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
  5. d) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có);

đ) Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;

  1. e) Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  2. g) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
  3. h) Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
  4. i) Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);
  5. k) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
  6. l) Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
  7. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm các nội dung quy định tại điểm a, đ, e, g, h và điểm k khoản 1 Điều này.
  8. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

MỨC PHẠT KHI KHÔNG XÂY DỰNG HỒ SƠ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NHƯ THẾ NÀO?

Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) bắt buộc phải có hồ sơ quản lý PCCC. Trường hợp không có hồ sơ quản lý công tác PCCC và CNCH có thể bị xử phạt được quy định tại Khoản 2, Điều 31, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ với số tiền từ 3.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ

Như vậy, hình thức xử phạt chung đối với Hộ kinh doanh là 4.000.000 VNĐ và nhân đôi đối với tổ chức là 8.000.000 VNĐ đối với hành vi không lập hồ sơ theo dõi quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Đối với những cơ sở đã có hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhưng chưa đảm bảo theo yêu cầu có thể bị xử phạt từ 300.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ được quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 31 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách xây dựng hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH). Nếu còn thắc mắc bạn có thể liên hệ tư vấn miễn phí 24/7 qua các kênh sau:

Hotline/Zalo: 0981.626.114

Email: hungthinhfp@gmail.com

Xem thêm: Hướng dẫn làm "Tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy"

In bài viết
hut-be-phot-gia-re
dich-vu-thanh-hoa
thiet-ke-web
chauanstcl.com_-_copy.200
logo_mobile02
medici-pro
may-loc-nuoc-tai-thanh-hoa
PCCC LAM SƠN

♦ ĐKKD số 0110316380

Do sở KT&ĐT TP Hà Nội cấp

♦ ĐĐKKD DV PCCC số 184/GXN-PCCC

Do PC07-Công an TP Hà Nội cấp

CHÍNH SÁCH
HỆ THỐNG CỬA HÀNG

Thiết bị PCCC tại Thanh Hoá

♦ Thiết bị PCCC tại Nghệ An

♦ Thiết bị PCCC tại Đồng Nai

♦ Thiết bị PCCC tại Bình Dương

FACEBOOK

BẢN QUYỀN THUỘC LAM SƠN FIRE PROTECTION