Thời gian gần đây trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy liên quan đến nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Cục phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (C07) đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm hạn chế tới mức tối đa các sự cố cháy, nổ xảy ra liên quan đến nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.
Tại Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 về việc an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Tải QĐ số 31)
Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình.
Theo Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá thì yêu cầu an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ được quy định tại Điều 3 theo Quyết định này.
Nhà ở kết hợp kinh doanh là nhà ở riêng lẻ được chủ hộ nâng cấp, cải tạo tận dụng để kinh doanh các mặt hàng và chủ yếu là hàng dễ cháy, nổ như: Kinh doanh gas, quần áo, dày dép, vàng mã, đồ gỗ, cửa hàng tạp hoá…
Theo Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá thì yêu cầu an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh được quy định tại Điều 4 theo quyết định này.
Hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh gồm những gì?
Hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh được quy định tại điểm a, đ, e, g, h và điểm k khoản 1, điều 4, Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 136/2020/NĐ- CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
a) Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
đ) Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
e) Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
g) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
h) Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
♦ ĐKKD số 0110316380
Do sở KT&ĐT TP Hà Nội cấp
♦ ĐĐKKD DV PCCC số 184/GXN-PCCC
Do PC07-Công an TP Hà Nội cấp
♦ Thiết bị PCCC tại Nghệ An
♦ Thiết bị PCCC tại Đồng Nai
♦ Thiết bị PCCC tại Bình Dương
BẢN QUYỀN THUỘC LAM SƠN FIRE PROTECTION